Giỏ hàng của bạn rỗng!

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) là Điểm du lịch, góp phần đưa làng gốm trên 500 năm tuổi này trở thành một trong những điểm du lịch làng nghề tiêu biểu ở Hà Nội mang tầm quốc tế.

Theo quyết định này, UBND xã Bát Tràng có trách nhiệm quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định pháp luật, nhằm đảm bảo giữ gìn, phát triển tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, an toàn cho du khách; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch.

Cùng với đó, các Sở, ngành: Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP, UBND huyện Gia Lâm có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện công tác quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch Bát Tràng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Xã Bát Tràng hiện có gần 1.000 hộ đang sản xuất, kinh doanh gốm sứ, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt trên 50 triệu đồng/người/năm… Nhờ nắm bắt kịp thời xu hướng tiêu dùng, làng nghề Bát Tràng đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm, trở thành một trong những làng nghề tiêu biểu của Thủ đô.

Trong những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, vào mùa cao điểm có ngày Bát Tràng đón gần 10.000 lượt khách đến tham quan… Qua đó cho thấy, Bát Tràng là điểm đến tham quan hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Đáng chú ý, cùng làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng gốm Bát Tràng đang được UBND thành phố Hà Nội cũng như ngành Du lịch đầu tư mạnh mẽ để trở thành những điểm đến du lịch làng nghề tiêu biểu ở Hà Nội, mang tầm quốc tế.

Theo đó, việc công nhận điểm du lịch này sẽ góp phần đẩy mạnh sự quan tâm, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp vào hoạt động du lịch của Bát Tràng, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch địa phương.

 

Bộ Đồ Thờ Cúng Gồm Những Gì? Như Thế Nào Là Đầy Đủ?
Một bộ đồ thờ cúng bằng gốm sứ gồm những gì? Hay cách sắp xếp bộ đồ thờ cúng gốm sứ như thế nào cho đúng và hợp phong thủy, mang lại may mắn tài lộc. Cùng Gốm sứ Đặng Gia tìm hiểu về bộ đồ thờ men rạn nhé!
Mua đồ thờ cúng gốm sứ ở đâu?
Bộ đồ thờ cúng bằng gốm sứ gồm rất nhiều thứ
Bộ đồ thờ cúng gồm những gì?
Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa ý nghĩa trong truyền thống dân tộc của người Việt.Nét văn hóa này được thể hiện đặc biệt rõ nét ở mỗi dịp tết đến xuân về. Ngoài ban thờ gia tiên, các gia đình Việt cũng thờ Phật với bàn thờ Phật riêng. Trên các ban thờ của các gia đình Việt ngoài đồ cúng là hoa quả có thêm nhiều đồ thờ cúng khác nhau.
 
Bàn thờ gia tiên gồm những gì?
Về vị trí ban thờ gia tiên được đặt thấp hơn ban thờ Phật. Một ban thờ gia tiên đầy đủ gồm những đồ thờ cúng sau:

1, Bát hương

2, Ống cắm hương
3, Bộ bát cúng cơm
4, Bộ ấm chén cúng nhỏ
5, Lọ cắm hoa
6, Bộ đũa thờ
7, Mâm bồng (đĩa đựng hoa quả)
8, Nậm đựng rượu
9, Kỷ chén
10, Đèn thờ
11, Chóe cúng
12, Giá cắm nến
Bàn thờ Phật gồm những gì?

 

1, Bát hương
2, Ống cắm hương
3, Mâm bồng
4, Ngai nước thờ
5, Chóe
6, Lọ lộc bình
Bàn thờ Thần tài gồm những gì là đầy đủ?
Bàn thờ Thần tài thường được bài trí ít vật phẩm thờ cúng nhất do diện tích áng thờ có hạn, vì thế chỉ những vật phẩm thật sự cần thiết mới được bày trên bàn thờ Thần tài.
Bộ đồ thờ men lam vẽ tay Bát Tràng cao cấp cho bàn thờ Thần tài, ngoài ra chúng tôi còn có đồ thờ men lam đắp nổi cho quý khách tham khảo.
Bàn thờ Thần tài thường gồm những vật phẩm thờ cúng sau:
1, Bát nhang
2, Mâm bồng
3, Kỷ chén thờ (thường sử dụng kỷ 3 chén)
4, Lọ hoa
5, Cóc ngậm tiền (được đặt bên cạnh bàn thờ)
6, Đèn thờ
7, Ống hương

8, Nậm rượu

 

 

 

Những vật phẩm như đã nêu ở trên là cần thiết cho một bàn thờ Thần tài đầy đủ. Tuy nhiên tùy thuộc vào diện tích bàn thờ mà gia chủ có thể thêm hoặc bớt các vật phẩm thờ cúng.
Cách bày trí bàn thờ theo phong thủy
Ở phần nội dung này Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ hướng dẫn chi tiết về cách sắp xếp bàn thờ gia tiên theo phong thủy mang lại an khang, đại cát đại lợi cho gia chủ. Tốt nhất, bàn thờ gia tiên nên được bài trí theo các yếu tố ngũ hành. Trong đó:
– Kim tương ứng với giá nến (Mệnh kim hợp màu gì)
– Mộc tương ứng với bàn thơ, ngai, giá nên, bài vị (Mệnh mộc hợp màu gì nhất)
– Thủy tương ứng với bình, chai nước, chén nước thờ (mệnh thủy hợp màu gì, kỵ màu gì nhất)
– Hỏa tương ứng với nén nhang, đèn dầu, nến khi thắp (mệnh hỏa hợp màu gì, kỵ màu gì)
– Thổ tương ứng với bát hương gốm sứ làm từ đất sét nung (mệnh thổ hợp màu gì?)
Một bàn thờ gia tiên được bày trí theo đúng quy luật ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tương sinh tương khắc sẽ đảm bảo được nguồn tài vận dồi dạo, hưng thịnh cho gia chủ.

 

 

 

 Chia sẻ hay: Cách chọn bình gốm trang trí phòng khách như thế nào cho đẹp và độc đáo?

Hướng đặt bàn thờ theo tuổi chính xác
Chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thổ Công hay bàn thờ Thần tài, bàn thờ Phật gia chủ cần hết sức lưu ý vì dân gian ta vẫn có câu “nhất vị, nhị hướng”. Bài trí bộ đồ thờ cho bàn thờ sao cho đẹp mắt, hợp phong thủy là quan trọng nhưng bên cạnh đó việc chọn hướng đặt bàn thờ cũng hết sức cần thiết. Tiếp theo là những chia sẻ của chúng tôi về hướng đặt bàn thờ theo tuổi cho gia chủ quan tâm.
Xem, lựa chọn hướng tốt đặt bàn thờ cho gia chủ theo tuổi 
– Tuổi Tý bao gồm các năm sinh Giáp Tý (1984), Bính Tý (1996), Mậu Tý (1948), Canh Tý (1960), Nhâm Tý (1972) đặt bàn thờ theo hướng nào, ở đâu? để may mắn, vượng phát. Xem chi tiết chia sẻ Hướng đặt bàn thờ cho gia chủ tuổi Tý. 
– Tuổi Sửu gồm các năm sinh như Ất Sửu (1985), Đinh Sửu (1997), Kỷ Sửu (1949), Tân Sửu (1961), Quý Sửu (1973) thì ứng với mỗi tuổi, gia chủ nên đặt bàn thờ ở đâu, vị trí nào xem chi tiết chia sẻ tại đây
– Tuổi Dần gồm các năm sinh Canh Dần (1950), Nhâm Dần (1962), Giáp Dần (1974), Bính Dần (1986) thì hợp hướng nào để đặt bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thổ Công ở đâu là đúng phong thủy. Xem chia sẻ tại đây
– Tuổi Mão gồm các năm sinh Ất Mão, Đinh Mão, Tân Mão, Quý Mão nên đặt bàn thờ ở đâu, hướng nào để gia đình bình an, hồng phúc đầy nhà, xem chi tiết chia sẻ bằng cách click vào đây
– Tuổi Thìn gồm các năm sinh Bính Thìn, Giáp Thìn, Nhâm Thìn, Canh Thìn, Mậu Thìn, ứng với mỗi tuổi thì hướng nào tốt để đặt bàn thờ. Xem chi tiết chia sẻ hướng đặt bàn thờ cho gia chủ tuổi Thìn
– Tuổi Tỵ gồm các năm sinh Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Kỷ Tỵ, Tân Tỵ, Quý Tỵ, tương ứng với mỗi tuổi thì nên đặt bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thổ Công, bàn thờ Thần tài…..hướng nào, vị trí nào, ở đâu là tốt nhất. Xem chi tiết chia sẻ tại đây
– Tuổi Ngọ tương ứng gồm các năm sinh Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Ngọ, Nhâm Ngọ thì nên đặt bàn thờ ở đâu, vị trí nào để chiêu tài, đón lộc cho gia chủ. Xem chi tiết chia sẻ hướng đặt bàn thờ gia tiên cho gia chủ tuổi Ngọ.
Bộ đồ thờ men ngọc cho bàn thờ gia tiên, độc đáo, nổi bật bởi màu men ngọc cao cấp cộng thêm họa tiết khắc nổi tinh tế, sắc nét.
– Tuổi Mùi tương ứng gồm các năm sinh như Ất Mùi, Đinh Mùi, Kỷ Mùi, Tân Mùi, Quý Mùi nên đặt bàn thờ ở đâu, hướng nào, vị trí nào là tốt, đúng phong thủy là thắc mắc của hầu hết các gia chủ mang tuổi Mùi. Xem chi tiết chia sẻ tại đây để nắm được những hướng tốt ứng với tuổi của mình.
– Tuổi Thân gồm các năm sinh như Bính Thân (1956), Mậu Thân (1968), Canh Thân (1980), Nhâm Thân (1992) nên đặt bàn thờ ở đâu, xem chi tiết tại đây
– Tuổi Dậu bao gồm các năm sinh Đinh Dậu (1957), Kỷ Dậu (1969), Tân Dậu (1981), Quý Dậu (1993) tương ứng với các hướng tốt nào để đặt bàn thờ, xem chi tiết chia sẻ tại đây 
– Tuổi Tuất gồm các năm sinh như Giáp Tuất, Bính Tuất, Mậu Tuất, Canh Tuất, Nhâm Tuất nên đặt bàn thờ hướng nào, ở đâu? xem chi tiết tại đây
– Tuổi Hợi gồm các năm sinh Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Tân Hợi, Quý Hợi nên đặt bàn thờ theo hướng nào là tốt cho gia chủ

Bình hút tài lộc là gì?

Bình hút tài lộc hay còn gọi là bình hút lộc là sản phẩm đã xuất hiện từ rất lâu tại Bát Tràng, tuy nhiên do nhiều điều kiện lịch sử chúng dường như bị thất truyền một thời gian cho tới gần đây mới lại phục chế và sản xuất lại.

Về hình dáng bên ngoài, bình hút tài lộc có miệng rộng, cổ thon hẹp và đáy bình rộng ngụ ý tài lộc sau khi chạy vào qua cổ hẹp xuống đáy bình sẽ ở lại gia đình trong một thời gian dài. Về chất liệu, bình hút tài lộc có thể được làm từ nhiều chất liệu, tuy nhiên ưa chuộng hơn cả là bình làm bằng gốm sứ Bát Tràng.

Xem tiếp...

Danh mục sản phẩm

Sản phẩm bán chạy

"Với nhiều loại gốm sứ trên thị trường như vậy thì làm sao có thể chọn mua cho mình những sản phẩm tốt và uy tin của Bát Tràng..."


 

Gốm Đặng Gia

hide Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam

hideCall: 02438740011

hidelienhe@gomdanggia.com

Showroom mở

hideMon-Fri --------------------------- 8am - 5pm

hideSat      --------------------------- 7am - 6pm

hideSun     --------------------------- 24/7

Mạng xã hội

Tham gia mạng xã hội để cùng chia sẻ